Thương hiệu 'Made in China' liệu đã xóa bỏ được tiếng xấu?

Thương hiệu 'Made in China' liệu đã xóa bỏ được tiếng xấu?

11/12/2017 1153
Người tiêu dùng toàn cầu vẫn sẽ cần thời gian để có suy nghĩ khác về thương hiệu của Trung Quốc.

Từ Haier đến Huawei, các công ty lớn của Trung Quốc, mặc dù đã quá phổ biến trên thị trường nội địa, nhưng con đường trở thành thương hiệu được toàn thế giới công nhận vẫn còn nhiều thách thức.

 

Ông Scott Kronick, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Ogilvy Public Relations - công ty truyền thông đa ngành hàng đầu thế giới cho biết: "Tôi nghĩ họ đang dần tiến triển".

 

Các hãng sản xuất của Trung Quốc đã dựa vào thương hiệu và công tác truyền thông ít hơn, trong khi đó, họ bắt tay vào việc tích luỹ tài nguyên vào cuối những năm 1990, việc mua lại IBM của Lenovo trong năm 2005 là một điểm uốn, ông Kronick nói.

 

"Sau điểm uốn đó, tất cả các công ty Trung Quốc đều muốn nói rằng họ muốn làm ra một chiếc Lenovo. Họ muốn đi và làm cho thế giới biết đến bằng cách mua hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp lớn, như công ty máy tính IBM".

 

Các chiến lược PR cũng cho thấy sự sẵn lòng của các công ty Trung Quốc để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài, thay vì chỉ sử dụng mô hình kinh doanh cố hữu. Đây là một lý do khác góp phần làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với các thương hiệu của Trung Quốc đại lục.

 

Một số công ty cũng đã tiến hành hợp tác với những cái tên nổi tiếng để trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

 

Ví dụ, công ty sản xuất điện thoại thông minh Huawei đã đầu tư rất nhiều cho mảng nghiên cứu và phát triển cũng như tiếp thị. Hãng này đã hợp tác với hãng sản xuất máy ảnh cao cấp Leica để thiết kế một số mẫu smartphone nhằm thu hút phân khúc khách hàng cao cấp.

 

"Tôi nghĩ rằng những hợp tác này rất quan trọng đối với các thương hiệu như Huawei và Oppo, và tôi nghĩ bất cứ điều gì làm những thương hiệu đó nổi bật thì đều rất quan trọng", ông Kronick nói.

 

Theo báo cáo hàng năm của Millward Brown về các thương hiệu toàn cầu có giá trị, đa số thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều có trụ sở tại Mỹ, trong khi đó các thương hiệu Trung Quốc đang dần tăng giá trị. 

 

Năm 2017, 13 trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Trung Quốc, trong khi vào 12 năm trước, chỉ có duy nhất một thương hiệu từ Trung Quốc nằm trong danh sách này.

 

"Phải mất thời gian, tôi muốn nói, những thương hiệu này không thể nổi tiếng sau một đêm. Từng chút nỗ lực đều góp phần xây dựng nên thương hiệu đó", ông Kronick nói.

Theo CNBC