Quảng cáo theo mô hình Grab /Uber muốn thành công phải có công nghệ TRACKING

Quảng cáo theo mô hình Grab /Uber muốn thành công phải có công nghệ TRACKING

09/01/2018 2369
Quảng cáo Grab /Uber bước tiến mới của quảng cáo ngoài trời.

Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: “Tại sao nói quảng cáo Grab /Uber là bước cải tiến của quảng cáo ngoài trời?” Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên xin được phép giải thích quảng cáo ngoài trời (Out Of Home – OOH) là gì?

 

Theo quan niệm truyền thống, OOH là những billboars, poster, banner,… mang thông điệp quảng cáo và thường được đặt tại các trục lộ hay các vị trí đông người qua lại. Kênh quảng cáo OOH dạng này có tác dụng giúp nhận diện thương hiện và định vị thương hiệu một cách tự nhiên trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn đặt thông điệp quảng cáo cố định tại một vị trí của OOH truyền thống khiến kênh quảng cáo bị động và trở nên kém hiệu quả tại một số thời điểm.

 

Ngày nay, thay vì đặt quảng cáo cố định tại một vị trí, OOH hiện đại lựa chọn xe hơi để dán thông điệp quảng cáo. Cụ thể hơn, xe được chọn để dán quảng cáo ở đây đa phần là xe Grab /Uber. Bởi, những xe chạy dịch vụ này, thường có bề ngoài không khác gì xe hơi cá nhân nhưng lại có tần suất di chuyển cao của một xe chạy dịch vụ. Những yếu tố trên đã khiến cho việc dán quảng cáo trên Grab /Uber hiệu quả hơn hẳn quảng cáo ngoài trời đặt cố định.

 

Ví dụ: Một poster quảng cáo đặt tại siêu thị sẽ chỉ hoạt động trong đúng thời gian mà siêu thị mở cửa, đối tượng người xem poster quảng cáo đó cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những khách hàng đến siêu thị. Đây là điểm mà quảng cáo Grab /Uber đã khắc phục tốt. Bởi, thông điệp quảng cáo được dán trên xe Grab /Uber sẽ hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ thời gian xe chạy, tối đa có thể lên đến 20h/ngày. Không những thế, đối tượng tiếp xúc với quảng cáo Grab /Uber, không bị khoanh vùng chỉ trong một vị trí địa lý hẹp. Vì với đặc tính di chuyển của xe dịch vụ, quảng cáo Grab /Uber có thể mang thông điệp quảng cáo đến với đối tượng khách hàng mục tiêu tại nhiều địa điểm khác nhau.

 

Trên thực tế, mỗi kênh quảng cáo điều có ưu khuyết điểm riêng. Việc xuất hiện của quảng cáo Grab /Uber không thể hoàn toàn phủ định được vai trò của OOH truyền thống. Nhưng với việc khắc phục được các khuyết điểm tồn động của OOH truyền thống, quảng cáo Grab /Uber là một sự lựa chọn hiệu quả khác cho các doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo ngoài trời. Nên mới nói “Sự xuất hiện của quảng cáo Grab /Uber là bước tiến mới của lĩnh vực quảng cáo ngoài trời nói chung”.

 

Quảng cáo Grab /Uber là bước tiến mới của quảng cáo ngoài trời truyền thống.

 

Những bất cập về đo lường, kiểm soát hiệu quả quảng cáo Grab /Uber

 

Tuy sở hữu nhiều điểm cải tiến vượt trội, nhưng quảng cáo Grab /Uber lại vướng phải bất cập trong vấn đề đo lường, kiểm soát hiệu quả quảng cáo. Thông thường, một quảng cáo ngoài trời truyền thống sẽ đo lường hiệu quả quảng cáo đa phần dựa trên những đặc tính có sẵn tại địa điểm đặt quảng cáo như: mật độ giao thông, mật độ dân cư, góc nhìn thuận lợi, kích cỡ quảng cáo, độ cao của quảng cáo,…

 

Nhưng với quảng cáo Grab /Uber, mẫu quảng cáo sẽ di chuyển liên tục, tiếp xúc với khách hàng tại nhiều địa điểm và nhiều góc độ khác nhau. Nên câu hỏi làm thế nào để đo lường hiệu quả quảng cáo là một bất cập với quảng cáo Grab /Uber tại thời điểm hiện tại.

 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Grab /Uber hiện nay đang bỏ qua vấn đề này. Có thể giải thích với lý do, việc kênh quảng cáo mang khuyết điểm là điều hiển nhiên, bởi làm gì tìm được một kênh quảng cáo hoàn hảo. Cho nên mới cần đề cao vấn đề phối hợp hiệu quả quảng cáo từ nhiều kênh khác nhau trong một chiến dịch quảng cáo. Quả thực, suy nghĩ “Nên chấp nhận khuyết điểm của kênh quảng cáo” là chuyện bình thường trong giới OOH. Tuy nhiên, việc chấp nhận một khuyết điểm quá lớn như "Không thể đo lường hiệu quả quảng cáo" khiến việc lựa chọn kênh quảng cáo này trở nên nguy hiểm.

 

Bởi, bất cứ ai làm marketing cũng biết rằng, một quy trình quảng cáo không thể nào thiếu được bước đánh giá hiệu quả quảng cáo. Bước này, vừa giúp đánh giá hiệu quả của kế hoạch quảng cáo hiện tại, vừa tạo nền tảng cơ sở để hoạch định và triển khai các kế hoạch quảng cáo tiếp theo trong tương lai. Cho nên, nếu sử dụng một kênh quảng cáo không thể đo lường, chẳng khác nào chúng ta đang làm quảng cáo một cách quờ quạng trong bóng tối. Không biết được ai đang xem quảng cáo, có thích quảng cáo này không, liệu có nguy hiểm phía trước khi tiếp tục sử dụng quảng cáo này không, etc…

 

Thêm nữa, việc lấn sân mở rộng thị trường sang quảng cáo Grab /Uber của các agency quảng cáo trên taxi truyền thống cũng kéo theo nhiều bất lợi cho doanh nghiệp sử dụng quảng cáo. Ai cũng biết, bản chất của Grab /Uber không hề cung cấp dịch vụ đi lại và cũng không hề sở hữu một phương tiện di chuyển nào. Cái mà Grab /Uber cung cấp là ứng dụng gọi xe, giúp liên kết tài xế có xe và khách hàng. Chính điều này khiến việc dán quảng cáo trên Grab /Uber khó kiểm soát hơn hẳn quảng cáo taxi. Và sai lầm của các doanh nghiệp quảng cáo taxi lấn sân sang quảng cáo Grab /Uber là không nhìn ra được 2 mô hình hoạt động hoàn toàn khác biệt này ảnh hưởng như thế nào đến quảng cáo trên xe. Trên căn bản, xe chạy Grab /Uber đều là xe hơi cá nhân nên sẽ không chạy trên đường 24/24 như taxi, nên không thể ước lượng được thời gian quảng cáo hoạt động. Đồng thời, mỗi một tài xế Grab /Uber đều là chủ xe và có quyền quyết định với tài sản cá nhân của họ. Có nghĩa, nếu doanh nghiệp không có phương tiện kiểm soát chất lượng decal quảng cáo, thì việc tài xế có giữ decal quảng cáo trên xe trong suốt quá trình không chỉ còn trông chờ vào may mắn.

 

Câu hỏi "Làm sao để đo lường hiệu quả quảng cáo Grab /Uber? " là câu hỏi lớn nhất cho loại hình quảng cáo này.

 

Công nghệ TRACKING - Giải pháp đo lường cho quảng cáo Grab /Uber

 

Đối với nền công nghiệp quảng cáo của thế giới thì hẳn vấn đề “đo lường kiểm soát hiệu quả quảng cáo Grab /Uber” đã không còn là điều khó khăn. Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều phát minh công nghệ hỗ trợ cho việc đo lường hiệu quả quảng cáo. Ví dụ như: ghi hình bằng camera rồi phân tích hiệu quả quảng cáo bằng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) của startup Placemeter ở Mỹ, hay đo lường dựa trên thiết bị nhận biết yêu cầu kết nối wifi của startup Libelium,…

 

Tại Việt Nam hiện nay, công ty dịch vụ quảng cáo trên xe ShareCarForAds đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng thành công 2 thiết bị "tracking” và "đo lường" hiệu quả quảng cáo dựa trên nền tảng công nghệ wifi-router và GPS. Thiết bị "đo lường hiệu quả quảng cáo" với nguyên tắc hoạt động căn bản là: thiết bị này sẽ hoạt động như một router (thiết bị dùng để phát sóng wifi mà ta vẫn hay thấy), nhằm bắt tất cả các yêu cầu kết nối wifi từ các điện thoại di động đi ngang trong phạm vi 200 m. Router có thể bắt được yêu cầu kết nối để đếm số lượng điện thoại mà không cần phải cho điện thoại kết nối. Từ số lượng điện thoại di động có thể suy ra được số người tiếp cận quảng cáo. Vì hầu hết người dùng smartphone hiện nay đều có thói quen để điện thoại di động trong chế độ tự động kết nối Wifi nên dùng công nghệ này áp dụng vào đo lường hiệu quả quảng cáo là điều vô cùng khả thi. Bên cạnh đó, thiết bị tracking sẽ phụ trách vai trò kiểm soát địa điểm và thời gian hoạt động của xe dán quảng cáo. Những số liệu đo lường được từ 2 thiết bị này sẽ được cập nhật liên tục về dashboard kiểm soát quảng cáo mà ShareCarForAds đã cung cấp cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tổng kết được hiệu quả quảng cáo một cách dễ dàng và cụ thể.

 

Kiểm soát hiệu quả quảng cáo Grab /Uber mọi lúc, mọi nơi với dashboard quảng lý chiến dịch.

 

Với 2 thiết bị này, nền công nghiệp quảng cáo tại Việt Nam đã tiệm cận hơn với trình độ thế giới. Đồng thời, cũng giúp quảng cáo Grab /Uber khắc phục được nhược điểm lớn nhất là không thể đo lường kiểm soát hiệu quả quảng cáo. Cho nên, có thể nói “Công nghệ TRACKING, ĐO LƯỜNG là điểm mấu chốt tạo nên thành công của quảng cáo Grab /Uber”. Những công nghệ tracking này, cũng là một yếu tố giúp khẳng định quảng cáo Grab /Uber sẽ phát triển lâu dài trong tương lai.

 

Huỳnh Lê Anh Thư

Theo brandsvietnam.com