Tại đây, cùng với "Báo cáo về tình hình thực hiên Luật Quảng cáo" của Hiệp hội đã gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước đó (xem văn bản kèm theo), tại Hội nghị này, đại diện Hiệp hội đã có bài phát biểu tham luận (xem văn bản kèm theo) và nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì "Đã có thành tích xuất sắc trong triển khai và thực hiện tốt Luật Quảng cáo".
I.BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT QUẢNG CÁO
HIỆP HỘI QUẢNG CÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số: 80 /BC-HH Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện Luật Quảng cáo
Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thực hiện công văn số 1650/BVHTTDL-VHCS ngày 20/4/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam ( HHQCVN) xin báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về quảng cáo của các doanh nghiệp hội viên từ khi Luật Quảng cáo được ban hành đến nay như sau:
- Trong quá trình xây dựng đến khi Luật Quảng cáo được ban hành, có hiệu lực, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo nhận thấy Luật Quảng cáo có nhiều điểm mới, thông thoáng, minh bạch; bao quát được hầu hết các đối tượng hoạt động quảng cáo với quyền và nghĩa vụ rõ ràng; các quy định về nội dung, hình thức, điều kiện quảng cáo, thời lượng, diện tích quảng cáo trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được nới rộng; quảng cáo có yếu tố nước ngoài được khuyến khích; công tác quy hoạch quảng cáo ngoài trời được hướng dẫn cụ thể…là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo bám sát, thực hiện.
- Việc thành lập Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo (Điều 9) cũng là chỗ dựa quan trọng khi các tổ chức, cá nhân có vướng mắc trong hoạt động quảng cáo cần được xem xét, xác minh.
- Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo cũng có cơ hội được phát huy vai trò, vị thế của mình khi thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 của Luật Quảng cáo.
Tuy có những thuận lợi trên nhưng qua thực tế, những thuận lợi này chỉ là những thuận lợi tiềm năng vì trong quá trình triển khai Luật Quảng cáo, đặc biệt là các văn bản luật liên quan và các văn bản hướng dẫn dưới luật còn gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho hoạt động quảng cáo, đặc biệt lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, còn thiếu nhất quán. Do vậy,các doanh nghiệp không được hỗ trợ kịp thời, môi trường đầu tư kinh doanh không được cải thiện mà còn hạn chế hơn, tình hình sản xuất kinh doanh trong ngành quảng cáo bị ngưng trệ, giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đời sống của người lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành quảng cáo.
Với vai trò đại diện cho hội viên, từ sau khi Luật Quảng cáo có hiệu lực (tháng 1/2013) cũng như sau khi có các Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015, Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 đến Nghị quyết số 35-2016/NQ-CP của Chính phủ, không kể số đơn thư do các doanh nghiệp trực tiếp gửi đi kêu cầu, HHQCVN đã liên tục có hàng chục văn bản phản ảnh kịp thời, kiến nghị khá đầy đủ và cụ thể gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương mong được xem xét, giải tỏa, tháo gỡ, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng rất ít được xem xét trả lời, giải quyết. Tuy nhiên, cũng rất mừng là với sự kiên trì phản ảnh của Hiệp hội cùng với tác động của VCCI và sự vào cuộc tích cực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 09/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 17/CT-TTg “Về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo”. Trong đó, một số tồn tại, hạn chế, bất cập lâu nay trong hoạt động quảng cáo, chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, như thủ tục về đất đai, xây dựng, quy hoạch…đã được Thủ tướng đưa ra các biện pháp, thời hạn giải quyết rất cụ thể. Đến nay (tháng 6/2017), các bộ, ngành, địa phương đang trong quá trình triển khai Chỉ thị 17. Sự chuyển biến thực tế còn đợi thời gian chứng minh. Hiện tại, những khó khăn, vướng mắc vẫn còn đấy. Một lần nữa, Hiệp hội xin được tập hợp, phản ánh những khó khăn, vướng mắc, hạn chế cơ bản qua 5 năm thực hiện Luật Quảng cáo như sau:
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 “ Quy định chi tiết một số điều của Luật quảng cáo” có Điều 12 không phù hợp với Điều 19 của Luật Quảng cáo khi quy định “Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo”. Điều này, làm nảy sinh một loại giấy phép mới trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp… mà trước Luật chỉ cần thông báo là đủ. Đây là một bước lùi trong cải cách hành chính, làm hạn chế tiến trình hội nhập quốc tế của ngành quảng cáo.
- Các thông tư của các bộ hướng dẫn thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo còn chồng chéo, phức tạp, thiếu thống nhất, cán bộ hướng dẫn không rõ ràng… gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.
- Luật Đất đai quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Luật Xây dựng quy định về thủ tục cấp phép xây dựng công trình quảng cáo thiếu đồng bộ, không phù hợp với đặc thù của công trình quảng cáo, thiếu khả thi, hướng dẫn triển khai chậm khiến hoạt động quảng cáo ngoài trời phải ngưng trệ vì hầu hết các doanh nghiệp không thể xin được giấy phép xây dựng bảng quảng cáo như quy định của các luật này.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BXD (QCVN 17) về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời ban hành kèm theo Thông tư số
19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng về cơ bản đã chuẩn hóa được việc xây dựng phương tiện quảng cáo ngoài trời, tuy vậy có điểm còn không phù hợp với Luật Quảng cáo, khi áp dụng vào thực tế còn một số điểm chưa phù hợp nhưng chậm được sửa đổi.
- Nghị định 181/2013/NĐ-CP yêu cầu hết năm 2013 các địa phương phải hoàn thành quy hoạch quảng cáo ngoài trời nhưng đến nay nhiều địa phương chưa có quy hoạch, thực chất là đã vi phạm quy định của Luật Quảng cáo. Việc xây dựng quy hoạch ít lắng nghe ý kiến của đối tượng chịu tác động, nhìn chung còn thiếu cơ sở khoa học, thiếu tầm nhìn chuyên môn, hạn chế tính kế thừa, công khai, minh bạch, có khi theo cảm tính của lãnh đạo địa phương. Việc triển khai quy hoạch ở địa phương sau khi được phê duyệt ít được công khai một cách đầy đủ, doanh nghiệp vẫn phải tự thăm dò, tìm hiểu. Điều đáng nói là, trong khi chưa ban hành quy hoạch mới, có địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lại tạm dừng tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo cũ lẫn mới trong thời gian dài, làm gián đoạn sản xuất, mất cơ hội kinh doanh, quảng bá sản phẩm, gây tổn thất lớn cho nhiều doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp tới chỗ bế tắc.
- Bên cạnh các vướng vướng mắc tại Luật Đất dai và Luật Xây dựng, một số Luật ban hành trước và sau Luật Quảng cáo như Luật Dược số 105/2016/QH13, Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/ QH 12 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm... cũng còn có những điểm chưa phù hợp với Luật Quảng cáo.
- Một số địa phương còn đặt thêm những quy định riêng, mang tính hạn chế quảng cáo, không phù hợp với các văn bản cấp trên, thể hiện rất rõ sự tùy tiện, trên mở, dưới thắt.
Việc cải cách thủ tục hành chính luôn được Chính phủ nhắc đến như một biện pháp hàng đầu trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia. Tuy vậy, chậm được áp dụng vào lĩnh vực quảng cáo, thậm chí còn phức tạp hơn vẫn mang nặng hình thức xin – cho:
- Đối với việc xây dựng bảng quảng cáo ngoài trời, Luật quy định các doanh nghiệp chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở VHTTDL thay cho việc phải xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời trước đây tưởng dễ dàng, đơn giản hơn nhưng thực tế, để kiếm cho được 08 loại giấy tờ theo quy định phải qua các thủ tục khác, rất vất vả, thậm chí không thể thực hiện nổi.
- Khoản 2, Điều 30 Luật Quảng cáo quy định: “ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.” Tuy vậy, nhiều địa phương không cấp Giấy xac nhận làm doanh nghiệp gặp khó khăn với khách hàng .
- Gần đây, việc tiếp nhận hồ sơ xin phép quảng cáo ở một số địa phương được hướng dẫn thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tuy nhiên, việc thực hiện rất trục trặc vì cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, cán bộ thụ lý yếu, doanh nghiệp vẫn được “khuyến khích” nộp trực tiếp, không tiết kiệm được thời gian, chi phí.
- Quy định xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt ở từng Bộ vốn đã rối rắm, phức tạp, lại có những sản phẩm phải xin phép tới 2-3 bộ liên quan nhưng giữa các bộ thiếu sự thống nhất, người thụ lý không hướng dẫn rõ ràng, sát thời hạn cấp phép mới yêu cầu điều chỉnh bổ sung thủ tục khiến người xin phép phải chạy lòng vòng, làm đi làm lại vài ba lần rất mất thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho nhà quảng cáo, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch quảng bá, chiến dịch marketing sản phẩm và cơ hội kinh doanh của đơn vị. Điều này khiến các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam rất nản.
- Quyền không được phát huy hết:
+ Ít được tiếp nhận ý kiến đóng góp vào quy hoạch và chỉ nhận được thông tin về quy hoạch không đầy đủ.
+ Bị hạn chế về hình thức, phương thức quảng cáo, phương thức kinh doanh quảng cáo do phụ thuộc vào quy hoạch, do trinh độ của cán bộ xét duyệt nội dung.
+ Không được quyền đòi bồi thường sản phẩm, công trình hợp pháp của doanh nghiệp khi thay đổi quy định, quy hoạch mới.
+ Không tận dụng quyền được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
+ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo nhiều khi “quên” quyền yêu cầu người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác; quyền kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cần quảng cáo khiến nhiều quảng cáo vi phạm về nội dung, gây bức xúc xã hội.
- Nghĩa vụ có điểm không thực hiện đầy đủ, có điểm bị khai thác quá mức:
+ Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, còn làm quảng cáo không phép, sai phép, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho tiêu cực, quảng cáo sai sự thật, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN gây bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chung của ngành quảng cáo, làm mất lòng tin của các nhà quản lý.
+ Nhiều địa phương dưới danh nghĩa phục vụ nhiệm vụ chính trị còn trưng dụng quá mức sự đóng góp của các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng không ít đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp.
Để khắc phục những khó khăn vướng mắc nêu trên và để ngành quảng cáo thực sự trở thành ngành công nghiệp văn hóa đạt được mục tiêu mà quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ “ Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đề ra cho ngành quảng cáo, HHQCVN có một số đề xuất và kiến nghị như sau:
- Đề nghị xem xét bãi bỏ quy định khống chế tỷ lệ diện tích quảng cáo, thời lượng quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình...đang được quy định tại Điều 21, 22 trong Luật Quảng cáo để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN được quảng bá thương hiệu nhiều hơn.
- Đối với một sản phẩm quảng cáo nên chấp thuận thời hạn thực hiện quảng cáo theo thời gian được quyền sử dụng vị trí, địa điểm đặt bảng quảng cáo; nếu thay đổi nội dung mới phải thông báo lại.
- Các sản phẩm, công trình quảng cáo do doanh nghiệp đầu tư đúng luật cần được bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư theo pháp luật. Doanh nghiệp cần được bổ sung Quyền được hỗ trợ, đền bù các sản phẩm quảng cáo đầu tư hợp pháp khi Nhà nước thay đổi quy hoạch (mở đường, phát triển nhà hoặc công trình văn hoá xã hội…) để giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Rà soát, có sự đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường và khuyến khích việc nộp, trả hố sơ qua mạng, qua thư đảm bảo để giảm hành vi tiêu cực, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
- Phân cấp quản lý rõ ràng; giảm và thu gọn đầu mối quản lý; tăng cường hậu kiểm thay vì vừa tiền kiểm vừa hậu kiểm như hiện nay, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp; xem xét, trả lời, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc khi tổ chức, doanh nghiệp phản ảnh, kiến nghị.
Với những nội dung báo cáo trên đây, Hiệp hội rất mong được quý Bộ nghiên cứu, tham khảo và có giải pháp tạo điều kiện cho ngành quảng cáo VN phát triển./.
Nơi nhận : - Như trên; - Cục VHCS; - Lưu VT . |
TM. BAN CHẤP HÀNH HIỆP HỘI CHỦ TỊCH (Đã ký)
Đinh Quang Ngữ |
II. THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 5 NĂM LUẬT QUẢNG CÁO
Kính thưa……………………………………….
Trong Báo cáo với Bộ VHTTDL tháng 6/2017, HHQCVN đã báo cáo khá đầy đủ về tình hình 5 năm thực hiện Luật Quảng cáo của HHQCVN. Trong đó, Hiệp hội đã khẳng định cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo nhận thấy Luật Quảng cáo mang lại khá nhiều thuận lợi vì tinh thần của Luật Quảng cáo có những điểm mới, thông thoáng, minh bạch; bao quát được hầu hết các đối tượng hoạt động quảng cáo với quyền và nghĩa vụ cụ thể; các quy định về nội dung, hình thức, điều kiện quảng cáo, thời lượng, diện tích quảng cáo trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được nới rộng; quảng cáo có yếu tố nước ngoài được khuyến khích; công tác quy hoạch quảng cáo ngoài trời được hướng dẫn cụ thể… Việc thành lập Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo cũng là chỗ dựa quan trọng khi các tổ chức, cá nhân có vướng mắc trong hoạt động quảng cáo cần được xem xét, xác minh. Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo cũng có cơ hội được phát huy vai trò, vị thế của mình khi thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 của Luật Quảng cáo.
Tuy có những thuận lợi trên nhưng qua thực tế, những thuận lợi này chỉ là những thuận lợi tiềm năng vì trong quá trình triển khai Luật Quảng cáo, đặc biệt là các văn bản luật liên quan và các văn bản hướng dẫn dưới luật còn thiếu nhất quán, chậm sửa đổi, gây khá nhiều khó khăn, vướng mắc cho hoạt động quảng cáo, đặc biệt lĩnh vực quảng cáo ngoài trời.
Phân tích về những khó khăn, vướng mắc trong 5 năm qua, HHQCVN đã có gần 30 văn bản phản ảnh kiến nghị cụ thể gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương mong được xem xét, giải tỏa, tháo gỡ, tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng ít được xem xét, giải quyết. Do vậy,các doanh nghiệp không được hỗ trợ kịp thời, môi trường đầu tư kinh doanh không được cải thiện mà còn hạn chế hơn, tình hình sản xuất kinh doanh trong ngành quảng cáo bị ngưng trệ, giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đời sống của người lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành quảng cáo.
Tuy nhiên, rất mừng là gần đây, với sự kiên trì phản ảnh của Hiệp hội cùng với tác động của VCCI và sự vào cuộc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 09/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 17/CT-TTg “Về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo”. Trong đó, một số tồn tại, hạn chế, bất cập lâu nay trong hoạt động quảng cáo, chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, như thủ tục về đất đai, xây dựng, quy hoạch…đã được Thủ tướng chỉ đạo bằng các biện pháp, thời hạn giải quyết rất cụ thể. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương vẫn đang trong quá trình triển khai Chỉ thị 17. Sự chuyển biến thực tế còn đợi thời gian chứng minh. Hiện tại, những khó khăn, vướng mắc vẫn còn đấy. Tại Hội nghị này chúng tôi không nhắc lại tất cả những vấn đề đã từng phản ánh, kiến nghị nhiều lần mà chỉ xin đề cập đến hai vấn đề đang còn và sẽ còn tiếp tục vướng mắc lâu dài nếu không được các cơ quan quản lý các cấp quan tâm tháo gỡ.
- Để kiếm cho đủ 08 loại giấy tờ nộp thông báo sản phẩm quảng cáo ngoài trời phải qua nhiều công đoạn với nhiều thủ tục giấy tờ khác. Riêng xin giấy phép xây dựng cũng có tới 4 loại giấy tờ, trong đó có những loại giấy tờ không thể xin nổi như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Về việc này, Bộ VHTTDL, Bộ Xây dựng đã có văn bản hướng dẫn điều chỉnh lại một số bất cập trong thủ tục cấp phép xây dựng công trình quảng cáo nhưng nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện. Thêm nữa, việc phân cấp cấp phép ở nhiều địa phương không rõ ràng, mỗi nơi một khác khiến câc doanh nghiệp rất lúng túng.
- Luật Quảng cáo quy định: “ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.” Tuy vậy, hầu như không doanh nghiệp nào thực hiện được vì nhiều địa phương không cấp Giấy xác nhận ngay khi nộp hồ sơ, làm doanh nghiệp phải chờ đợi, gặp khó khăn với khách hàng .
- Gần đây, việc tiếp nhận hồ sơ xin phép quảng cáo ở một số địa phương được hướng dẫn thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tuy nhiên, việc thực hiện rất trục trặc vì cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, cán bộ thụ lý yếu, doanh nghiệp vẫn được “khuyến khích” nộp trực tiếp, không giảm được thời gian, chi phí.
- Quy định xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt ở từng Bộ vốn đã rối rắm, phức tạp, lại có những sản phẩm phải xin phép tới 2-3 bộ liên quan nhưng giữa các bộ thiếu sự thống nhất; người thụ lý không hướng dẫn rõ ràng, người xét duyệt nhận xét theo cảm tính, sát thời hạn cấp phép mới yêu cầu điều chỉnh bổ sung thủ tục khiến người xin phép phải chạy lòng vòng, làm đi làm lại vài ba lần rất mất thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho nhà quảng cáo, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch quảng bá, chiến dịch marketing sản phẩm và cơ hội kinh doanh của đơn vị. Điều này khiến các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam rất nản.
Thực hiện mạnh mẽ việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng:
- Các địa phương cần có quy hoạch ổn định với sự phân cấp quản lý rõ ràng; giảm và thu gọn đầu mối quản lý; tăng cường hậu kiểm thay vì vừa tiền kiểm vừa hậu kiểm như hiện nay, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Ít được tiếp nhận ý kiến đóng góp vào quy hoạch và chỉ nhận được thông tin về quy hoạch không đầy đủ.
+ Bị hạn chế về hình thức, phương thức quảng cáo, phương thức kinh doanh quảng cáo do phụ thuộc vào quy hoạch, do trinh độ của cán bộ xét duyệt nội dung.
+ Công trình quảng cáo chỉ được liệt vào loại công trình tạm bợ, ngắn hạn nên dễ dàng bị gạt bỏ không thương tiếc mỗi khi địa phương có chủ trương thay đổi quy hoạch hoặc theo chỉ đạo cảm tính của lãnh đạo. Mỗi lần như vậy, doanh nghiệp không được quyền đòi bồi thường sản phẩm, công trình hợp pháp của doanh nghiệp khi thay đổi quy định, quy hoạch mới.
+ Không tận dụng quyền được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
+ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo nhiều khi “quên” quyền yêu cầu người quảng cáo cung cấp thông tin trung thực, chính xác; quyền kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cần quảng cáo khiến nhiều quảng cáo vi phạm về nội dung, gây bức xúc xã hội.
+ Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, còn làm quảng cáo không phép, sai phép, kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho tiêu cực, quảng cáo sai sự thật, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN gây bức xúc cho xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh chung của ngành quảng cáo, làm mất lòng tin của các nhà quản lý.
+ Nhiều địa phương dưới danh nghĩa phục vụ nhiệm vụ chính trị còn trưng dụng quá mức sự đóng góp của các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng không ít đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp.
- Về thời hạn thực hiện quảng cáo cho một sản phẩm cần được chấp thuận theo thời hạn quyền sử dụng vị trí, địa điểm đặt bảng quảng cáo; nếu thay đổi nội dung mới phải thông báo lại.
- Các sản phẩm, công trình quảng cáo do doanh nghiệp đầu tư đúng quy hoạch, đúng luật cần được bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư theo pháp luật. Doanh nghiệp cần được bổ sung Quyền được hỗ trợ, đền bù các sản phẩm quảng cáo đầu tư hợp pháp khi Nhà nước thay đổi quy hoạch (mở đường, phát triển nhà hoặc công trình văn hoá xã hội…).
- Việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các địa phương cần có kế hoạch sớm hàng năm để doanh nghiệp chủ động làm việc với khách hàng. Mặt khác, nên có hình thức bù đắp cho doanh nghiệp
III. Một số đề xuất và kiến nghị khác:
Ngày 08/9/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1755/QĐ-TTg “ Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu của Chiến lược, bên cạnh những giải pháp đã nêu trên, HHQCVN xin có thêm một số đề xuất và kiến nghị như sau:
Trân trọng cảm ơn./.