Đây là lý do công nghệ thực tế ảo sẽ đe doạ ngành quảng cáo online trong tương lai

Đây là lý do công nghệ thực tế ảo sẽ đe doạ ngành quảng cáo online trong tương lai

05/10/2017 1286
“Họ muốn đó là một cuộc đối thoại, muốn mình được dự phần”, Rob Tarkoff, chủ tịch kiêm CEO của Lithium Technologies, giải thích. “Nếu các nhãn hàng muốn thành công thì đó phải là tương tác 2 chiều”.

Bạn đã từng gặp ai yêu thích những trang quảng cáo cứ tự động nhảy ra trên màn hình chưa? Cả những đoạn video cứ tự động chạy và khiến bạn rất khó tìm được nút “Dừng” hoặc nút “Tắt” nữa chứ?

 

Có lẽ tất cả chúng ta đều đồng thuận ở điểm là chúng rất khó chịu, không phù hợp và đầy những thông tin thừa thãi. Vì thế chắc hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng với sự ra đời của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), những điều khó chịu ấy sẽ không còn nữa.

 

Quảng cáo trên mạng đang thoái trào

 

Theo Arnaud Dazin, CEO của ADVR – một trong số những công ty tiên phong trong lĩnh vực AR và VR – thì sự thoái trào này đã đến từ lâu. Một nghiên cứu gần đây cho biết “74% những người dùng mạng cảm thấy mệt mỏi với các thương hiệu nhảy múa và hét vào mặt mình”, và phần lớn những người từ 16 đến 39 tuổi đều ngừng sử dụng các mạng xã hội khiến họ cảm thấy mình là đối tượng của quảng cáo.

 

“Họ muốn đó là một cuộc đối thoại, muốn mình được dự phần”, Rob Tarkoff, chủ tịch kiêm CEO của Lithium Technologies, giải thích. “Nếu các nhãn hàng muốn thành công thì đó phải là tương tác 2 chiều”.

 

Nền kinh tế trải nghiệm

 

Một chiến lược là tìm kiếm thành công cùng với người tiêu dùng: marketing trải nghiệm, trong đó biến khách hàng thành những người tham dự.

 

Sự kiện 29Rooms của trang web Refinery29 ở Los Angeles là một ví dụ điển hình. Không hề có sản phẩm nào được bày bán. Thay vào đó, mục đích của sự kiện là tạo ra một đêm đầy phấn khích và vui vẻ với bạn bè, và từ đó cổ vũ cho sự gắn kết với Refinery29.

 

Cách tiếp cận này đảm bảo mọi khía cạnh thành công, đặc biệt là đối với những người dưới 40 tuổi: có thể chia sẻ được, có thể tham gia được và bắt nguồn từ sự sáng tạo mạnh mẽ. Vậy tại sao ta vẫn chưa thấy các chiến dịch tương tự xuất hiện nhiều hơn nữa?

 

Julie Shumaker, Phó chủ tịch các giải pháp quảng cáo tại Unity Technologies, giải thích rằng đó là vấn đề quy mô: Những gì khiến cho các chiến dịch quảng cáo trải nghiệm trở nên đặc biệt cũng là yếu tố cản trở sự lan rộng của nó.

 

“Trải nghiệm là sự thâm nhập với tốc độ chậm nhưng mức độ bao trùm cao. Với nền tảng là nhắm đến từng người một, đó là những trải nghiệm quảng cáo mạnh mẽ nhất tuy nhiên chúng lại không có hiệu quả và khả năng mở rộng”.

 

Nhưng điều đó sắp sửa thay đổi. Trong khi quảng cáo bao trùm vốn vẫn được thực hiện offline - ở các sự kiện khai trương, ở cửa hàng hoặc trên đường phố - thì các công nghệ mới đã tạo ra một nền tảng kỹ thuật số có khả năng đưa các chiến dịch marketing trải nghiệm lên màn hình.

 

Từ di động đến bao trùm

 

Với sự phổ biến của smartphone, một trong những điểm rõ rệt nhất thể hiện sự tiến hóa của quảng cáo kỹ thuật số là nhờ các chức năng AR trên điện thoại, với sự đóng góp của Facebook, Google, Apple và Snapchat. “AR đại diện cho nhóm khách hàng dễ tiếp cận nhất của bất kỳ nền tảng nooit bật nào. Nó giúp cho khách hàng thực sự tham dự vào môi trường thật của họ cùng với các sản phẩm hoặc dịch vụ”, Shumaker cho biết.

 

 

Ứng dụng ARKit của IKEA là một ví dụ điển hình về sự thay đổi trong tương tác giữa người tiêu dùng, các nhãn hàng và nền tảng công nghệ. Khách hàng có thể “dùng thử” các đồ nội thất ảo trong nhà của mình khi đặt chúng trong phòng (hoặc kể cả nơi công cộng) nhờ điện thoại hoặc máy tính bảng, và nếu họ thích cách chúng hòa mình vào không gian ở nhà, họ có thể đặt hàng ngay lập tức.

 

Các chiến dịch như “Star Wars: Find the Force II” và “The Walking Dead Encounter” cho thấy các nhà cung cấp có thể sử dụng VR và AR để mở rộng phạm vi bao trùm mà họ đã tạo ra và gắn kết hơn với cộng đồng những người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Ví dụ, trải nghiệm của The Walking Dead Encounter cho phép bạn thu thập các zombie AR để tạo ra các cảnh quay trong phim với chúng ngay trên điện thoại.

 

Unity cũng kết hợp với Lionsgate để tạo ra trải nghiệm VR cho Jigsaw, phần mới nhất của loạt phim kinh dị Saw. Người chơi có thể tương tác với các đồ vật và tìm ra cách tự cứu mình khỏi nguy hiểm chết người, kéo họ vào thế giới của bộ phim nhờ biến họ thành những người tham gia vào câu chuyện.

 

Agatha Bochenek, người đứng đầu bộ phận VR/AR và bán quảng cáo trên di động của Unity, cho biết: “Chúng tôi đang nhắm đến những gì có thể mang tính giải trí cao độ. Jigsaw là một ví dụ điển hình – nó không chỉ là một màn quảng cáo: Bản thân nó là một hình thức giải trí. Và phần quảng cáo cũng không hề nhàm chán, nó khiến cho bạn cảm nhận được thế giới của bộ phim”.

 

Khi khách hàng hài lòng, các chuyên gia quảng cáo sẽ hái ra tiền

 

Nhờ sự phát triển của công nghệ bao trùm, các nhãn hàng có thể mang lại trải nghiệm phong phú tạo ra sự mời gọi theo một cách ít phản cảm nhất. Những người làm quảng cáo cũng sẽ giành được sự tin tưởng của khách hàng vì họ chứng minh được rằng mình hiểu cách giao tiếp với người tiêu dùng – và sự chú ý của người tiêu dùng cần phải được khơi gợi chứ không phải cưỡng ép mà giành lấy.

Đinh Vân

Theo Trí Thức Trẻ

Theo cafebiz.vn