Các chuỗi thức ăn nhanh nước ngoài có thực sự hấp dẫn ở Việt Nam?

Các chuỗi thức ăn nhanh nước ngoài có thực sự hấp dẫn ở Việt Nam?

01/09/2017 4703
Đã 3 năm kể từ khi McDonald mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam. Số lượng cửa hàng thức ăn nhanh, chỉ tính riêng ở HCM, đã có hơn 200. Dù con số này nhỏ hơn rất nhiều so với Bangkok hoặc Jakarta nhưng có thể thấy chuỗi thức ăn nhanh thương hiệu nước ngoài gần như có mặt ở khắp mọi nơi trong thành phố. Vậy họ kinh doanh như thế nào?

Trong khảo sát chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên nhóm người tiêu dùng từ 16-39 tuổi, 57% sử dụng chuỗi thức ăn nhanh mỗi tháng một lần hoặc thường xuyên hơn, và số người sử dụng hằng tuần là 1/3 số người được phỏng vấn. Có thể nói tần suất ăn như vậy không phải là một số nhỏ.

 

 

Nếu bạn so sánh 4 chuỗi lớn gồm KFC, Lotteria, McDonald và Jollibee, KFC và Lotteria đều được hầu hết mọi người nhận biết và gần 80% là khách hàng ở đây. Các chuỗi này đã xuất hiện ở Việt Nam trong một thời gian dài và người Việt Nam đã quá quen thuộc. Đối với McDonald, tỷ lệ nhận biết thấp hơn 80% và những người ăn ở đó không quá 1/3 số người được hỏi.

 

 

Để thấy được sự phổ biến trong số bốn chuỗi, chúng tôi đã hỏi hai câu hỏi: "Nếu những cửa hàng sau đây ở cùng địa điểm, cửa hàng nào bạn muốn đến nhất?" và "Nếu những cửa hàng sau đây ở cùng địa điểm, cửa hàng nào bạn không muốn đến nhất?". Và đây là kết quả.

 

 

KFC được chọn là "cửa hàng muốn đến nhất", tiếp theo là Lotteria. Đối với "cửa hàng không muốn đến nhất", Mc Donald chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều gì tạo nên sự khác biệt?

 

KFC và Lotteria được khách hàng lựa chọn vì yếu tố ”thương hiệu". Các chuỗi này đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam đã lâu, người Việt Nam cảm thấy gần gũi với những cái tên đó. Mc Donalds vẫn còn mới mẻ với thị trường, và cái tên vẫn chưa quen thuộc so với hai chuỗi kia ở Việt Nam. Ngoài ra, giá cả dường như là một trong những lý do mà Mc Donalds có thể kinh doanh tốt hơn. Mọi người có ấn tượng mạnh rằng sản phẩm tại Mc Donalds rất mắc.

 

 

Xu hướng tương tự có thể được tìm thấy ở kết quả NPS (Chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng). Cũng trong câu hỏi này, giá cả cũng được kết nối với chỉ số cao hơn của "người không quay lại sử dụng dịch vụ nữa" đối với Mc Donalds.

 

 

Có thể nói rằng người Việt Nam phải mất thời gian để thích nghi và quen với về những điều mới mẻ và phải mất nhiều thời gian hơn các nước khác để nền văn hoá mới thâm nhập vào thị trường. Ngoài ra, yếu tố chi phí vẫn là một trong những rào cản lớn nhất ở Việt Nam. Sinh viên chi tiêu với ngân sách 2-3 triệu đồng mỗi tháng, và chi tiêu từ 50.000 đến 100.000 đồng cho chuỗi thức ăn nhanh vẫn còn xa xỉ với họ. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng của việc tiếp thị để có mặt tại thị trường Việt Nam.