1.Khai thác tối đa phương pháp marketing truyền miệng
Theo hãng Nielsen, 84% khách hàng cho biết họ sẽ tin tưởng ý kiến về sản phẩm và dịch vụ từ gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè. “Truyền miệng” còn được hiểu thêm theo nghĩa làm thế nào để khách hàng chủ động “chia sẻ”, “tương tác” với thương hiệu trên các kênh cá nhân của họ.
Một lời khen ngợi của khách đôi khi sẽ giúp doanh nghiệp có thêm được nhiều khách hàng mới hơn cả việc chạy quảng cáo tiếp cận cả trăm khách, vì nó tác động đến một yếu tố rất quan trọng: niềm tin của khách hàng.
Tuy nhiên, nó cũng là con dao 2 lưỡi: khi khách hàng hài lòng, họ sẽ mang thêm cho bạn rất nhiều khách mới, ngược lại, khi khách hàng không hài lòng, tiếng xấu cũng sẽ được lan truyền theo cấp số nhân.
2. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu không có nghĩa là phải bỏ ra số tiền quá lớn, nhờ một công ty hoành tráng tư vấn và thiết kế. Thương hiệu nằm ở chính câu chuyện mà bạn đang viết lên cùng doanh nghiệp của mình.
Một hình ảnh logo có ý nghĩa, một chia sẻ về tầm nhìn, về con đường thương hiệu bạn đang đi sẽ giúp khách hàng nhận biết bạn rõ hơn trong thời đại quá tải thông tin.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ, tạo cảm xúc, kết nối với khách hàng và khiến họ quay trở lại.
3. Tận dụng mạng xã hội
Mạng xã hội ngày nay trở thành kênh quảng cáo phổ biến của các doanh nghiệp lớn nhỏ: Facebook, instagram, twitter... Do đó, nếu biết tận dụng, mạng xã hội sẽ trở thành kênh quảng cáo với chi phí hợp lý mà vẫn hiệu quả.
Điều bạn cần làm là để xây dựng nội dung nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ có hàng trăm hàng ngàn nội dung hiện lên trên tường của họ hàng ngày.
Những nội dung liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn phải làm sao kích thích khả năng tương tác của khách hàng, làm sao để khách hàng tin tưởng vào những thông tin mà bạn đưa ra, bạn sẽ chiếm được”trái tim” của khách hàng và tăng cơ hội họ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
4. Hợp tác tiếp thị
Đây là phương pháp doanh nghiệp của bạn kết hợp cùng một doanh nghiệp khác thực hiện chiến lược quảng bá. Khi hợp tác cùng doanh nghiệp khác, bạn có thể tiếp cận được một nguồn khách hàng mới, kênh phân phối mới với chi phí hiệu quả.
Ngoài ra, hợp tác tiếp thị còn mang lại cho doanh nghiệp những giá trị vô giá như việc nâng tầm thương hiệu hay mang lại giá trị cộng thêm cho khách hàng.
Nếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, bạn nên tham khảo phương pháp này trong chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực có hạn, những hoạt động marketing đơn giản, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao thường được tìm kiếm và hướng tới.
Liên Lê
Theo thegioitre.vn