Những cuộc họp của Amazon nhằm tìm ra giải pháp, sáng kiến mới để khai thác mạnh hơn tiềm năng từ các nhà quảng cáo. Nhiều người cho rằng Amazon sẽ cởi mở hơn trong việc cung cấp cho các nhà quảng cáo dữ liệu về người dùng, ví dụ như họ đang xem chương trình gì hay họ đang online để làm gì.
Một số người lại đánh giá Amazon sẽ khởi động chương trình cho phép các công ty cộng tác với các nhà sản xuất video để tạo ra những nội dung được tài trợ (có chứa quảng cáo). Và tất nhiên, Amazon sẽ được hưởng hoa hồng trong những phi vụ hợp tác đó.
Amazon sẽ đầu tư nghiêm túc vào xu hướng quảng cáo trên video.
Ngoài ra, Amazon cũng đã trao đổi với rất nhiều công ty công nghệ để tìm ra giải pháp ngăn chặn những nội dung không phù hợp xuất hiện trong quảng cáo. Vấn đề này được gọi là Content Adjacency, nổi lên sau khi hàng loạt quảng cáo trên YouTube cũng như những nền tảng khác của Google có chứa nội dung về chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa khủng bố vào hồi tháng 3 năm nay.
Theo eMarketer nhận định, quảng cáo online qua video đang bùng nổ và trở thành xu hướng mới trên thế giới. Tại Mỹ, lợi nhuận mà loại hình quảng cáo này mang lại đã đạt 13.23 tỷ USD trong năm nay. YouTube là một trong các dịch vụ hưởng lợi nhiều nhất và sẽ chiếm đến 21.7% tổng lợi nhuận từ quảng cáo qua video.
Tuy nhiên, các nhà quảng cáo đang không ngừng tìm kiếm những nền tảng mới nhằm gia tăng tính cạnh tranh giữa các công ty, đặc biệt là những công ty có quy mô và phạm vi đủ lớn để tiếp cận với YouTube.
Quảng cáo trên video đang là xu hướng cực kỳ thịnh hành.
Theo số liệu trong báo cáo Quý I năm 2016, Amazon có khoảng 310 triệu người dùng dịch vụ hàng tháng, vẫn thua xa so với con số 1.5 triệu người mỗi tháng của YouTube. Tuy nhiên, nếu Amazon chấp nhận hợp tác và tiết lộ với bên quảng cáo về sở thích online của khách hàng cũng như thói quen mua sắm của họ, điều đó có thể tạo ra bước ngoặt đáng mong chờ trong cuộc đua này, đồng thời sẽ phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái đang tồn tại cũng như đe dọa trực tiếp đến vị thế độc tôn của YouTube.
Hiện tại, Amazon cho phép người dùng đăng tải video qua chương trình Amazon Video Direct (AVD). Sau đó, người dùng khác có thể mua hoặc thuê lại những video này, hoặc họ có thể xem chúng miễn phí kèm theo quảng cáo. Ngoài ra, Amazon còn nắm trong tay quân bài quan trọng mang tên Twitch - một nền tảng video cho phép người dùng livestream, lưu trữ nội dung để có thể xem lại bất cứ khi nào họ muốn.
Twitch cũng là nền tảng video được rất nhiều streamer ưa chuộng.
Mặc dù chương trình quảng cáo hiện tại của AVD hoàn toàn đủ khả năng để so sánh với YouTube nhưng các nhà quảng cáo vẫn chưa thực sự tin tưởng vào dịch vụ mà Amazon cung cấp. Những người thực hiện kế hoạch truyền thông cho biết không như YouTube, Amazon vẫn chưa nêu rõ thông tin về hiệu suất quảng cáo (bao gồm cả lợi tức đầu tư). Ngoài ra, công ty này còn không phép bên thứ ba tham gia kiểm tra quá trình hoạt động của quảng cáo. Chưa kể quảng cáo trên AVD còn đắt hơn so với YouTube nữa.
Nhiều nhà quảng cáo vẫn chưa thực sự lạc quan về AVD.
Từ những lý do trên, rất nhiều công ty tin rằng YouTube vẫn sẽ tiếp tục là nền tảng video thích hợp hơn để quảng cáo. Nhưng nếu Amazon sẵn sàng cung cấp nhiều dữ liệu người dùng hơn cho các nhà quảng cáo, đồng thời cho phép các nhà phân tích bên ngoài sử dụng thông tin của họ, họ sẽ trở thành một thế lực đáng gờm mà YouTube phải dè chừng.
Amazon vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này.
Theo genk