11 quảng cáo này có điều gì đó sai sai nhưng chúng ta vẫn tin sái cổ

11 quảng cáo này có điều gì đó sai sai nhưng chúng ta vẫn tin sái cổ

16/10/2017 1552
Suy cho cùng, quảng cáo cũng chỉ là nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Rất nhiều quảng cáo đã phô diễn cho chúng ta vô số điều không chính xác, nhưng vì góc quay đẹp và cảnh quay mãn nhãn, ta vẫn tin sái cổ.

11 sự thật đắng lòng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rằng những điều quảng cáo nói chắc chắn không phải 100% sự thật.

1. Những trái cây như cam, chanh chứa nhiều Vitamin C nhất

Sự thật: Lượng vitamin C trong quả tầm xuân là 650 mg/100 g, trong ớt chuông đỏ là 250mg/ 100g. Thậm chí, quả lý chua còn chứa nhiều vitamin C hơn một trái cam (200 mg/100 g).

Lý do chúng ta tin vào điều này: Trước năm 1908, lượng bán cam bị giảm đột ngột. Những người nông dân không thể bán chúng mặc dù họ trồng cam trên một diện tích khổng lồ. Albert Lasker đã xây dựng kế hoạch thực hiện một quảng cáo. Trong quảng cáo đó, ông làm nước cam từ những trái cam và uống chúng như một nguồn vitamin C bổ dưỡng.

2. Cứ cầu hôn là phải có nhẫn kim cương

Sự thật: Tình yêu là đủ, chẳng cần kim cương, một chiếc nhẫn bình thường cũng đủ để nàng cảm động.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: 'Kim cương là vĩnh cửu' đã được in vào rất nhiều cuốn sách dạy Marketing. Đó chính là lý do mà năm 1947, những quặng Cacbon đơn giản vốn đang thừa thãi trên thế giới bỗng trở nên quý báu. Bởi những quặng Cacbon này sẽ làm ra những viên kim cương - không chỉ là biểu tượng của một món quà đắt tiền mà còn là điều kiện cần cho một màn cầu hôn đúng nghĩa.

3. Một tấm thiệp chào hỏi nên được 'đính kèm' khi tặng quà

Sự thật: Nó thực sự không cần thiết.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Cho đến đầu thế kỷ 20, thiệp chúc mừng thường được gửi bằng email. Nhưng sau khi chiến dịch quảng cáo quả Hallmark ra đời, chúng ta bắt đầu tặng một chiếc thiệp đính kèm với món quà gửi đi. Chiến dịch đã nhấn mạnh sự thật rằng một chiếc thiệp sẽ đẹp đẽ hơn email rất nhiều, và tất nhiên, những dòng chữ viết tay trên tấm thiệp có thể được lưu giữ qua năm tháng.

4. Kem đánh răng nên được quẹt hết bàn chải

Sự thật: Chỉ cần quẹt vừa phải là đủ rồi.

Lý do chúng ta lại tin điều này: Thực ra tất cả quảng cáo kem đánh răng bao phủ ngập chiếc bàn chải cũng chỉ vì một mục đích dễ đoán: Tăng doanh số cho nhãn hàng. Đây là lý do bất kỳ hãng kem đánh răng nào cũng quay quảng cáo với lượng kem nhiều y hệt nhau. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa khiến người mua đánh nhanh hết kem rồi sẽ lại mua nhiều hơn. 

Sự thật là, các nghiên cứu về những bệnh răng miệng luôn cho thấy rằng: Cách chúng ta đánh răng luôn quan trọng hơn việc chúng ta đánh nhiều hay ít kem đánh răng.

5. Hình ảnh ông già Nô-en được sáng tạo bởi hãng Coca-Cola

Sự thật: Nghệ sỹ Thomas Naste sáng tạo ra hình mẫu ông già Nô-en đầu tiên là vào thời điểm cuối thế kỷ 19.

Lý do chúng ta lại tin điều này: Người 'sinh ra' ông già Nô-en đầu tiên là thánh St. Nicholas, người đã sử dụng những chiếc thiệp rất khác biệt để tặng bạn bè. Năm 1931, hãng Coca-Cola đã lên một chiến dịch quảng cáo nhằm tăng doanh thu bán hàng trong suốt mùa đông. Trong đó, ông già Nô-en của Coca-Cola được thiết kế bởi Haddon Sandblom. Đó không phải hình ảnh đầu tiên nhưng là hình ảnh nổi tiếng nhất mỗi khi có người nhắc đến ông già Nô-en.

6. Vi khuẩn đường ruột là một căn bệnh

Sự thật: Hoàn toàn không phải, nó là một triệu chứng.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Vi khuẩn đường ruột (dysbiosis) tại các nước Đông Âu chỉ là thuật ngữ để hỗ trợ ngành dược phẩm. Thậm chí, từ này còn chẳng được dùng tại các nước Tây Âu và Mỹ.

7. Dầu thực vật gây hại vì chứa nhiều Cholesterol

Sự thật: Không có dầu thực vật nào chứa cholesterol, chỉ dầu được làm từ bơ thì có thôi nhé.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Đây chỉ là một chiêu trò để tăng doanh thu mà thôi. Thực ra, không dầu thực vật nào có chứa cholesterol cả. Dòng chữ: 'Không chứa cholesterol' chỉ để gây chú ý và gây bất ngờ. Thậm chí, nó còn khiến người mua lầm tưởng rằng, mình vẫn đang dùng loại dầu không chất lượng.

8. Bia và nước ngọt có tác dụng giải khát

Sự thật: Uống những chất có cồn và đường sẽ gây khát hơn.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Bất kỳ hãng nước nào cũng quảng cáo rằng sản phẩm của họ sẽ làm ta hết cơn khát trong thời tiết nóng. Mục đích của những quảng cáo này để tăng doanh số vào mùa hè. Tuy nhiên, sự thật là chỉ nước lọc mới giúp bạn xóa tan cơn khát.

9. Thịt lợn và trứng sẽ là một bữa sáng tuyệt vời

Sự thật: Không có nghiên cứu nào đủ thuyết phục để bạn ăn chúng mỗi buổi sáng.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Vào những năm 1920, chuyên viên truyền thông nổi tiếng Edward Bernays đã khiến lượng tiêu thụ thịt lợn tăng lên nhanh chóng chỉ sau một chiến dịch quảng cáo tại Mỹ. 

Ông làm một nghiên cứu chứng minh rằng, những bữa sáng thịnh soạn sẽ hơn những bữa ăn nhẹ. Và để bữa sáng hấp dẫn hơn, hãy ăn cùng với thịt lợn. Kể từ đó, 70% thịt lợn được tiêu thụ vào mỗi sáng không chỉ tại Mỹ mà ở khắp các nước khác trên thế giới.

10. Có những loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ

Sự thật: Rất nhiều loại thuốc đồng thời loại bỏ cơn đau như thuốc trị co thắt, giảm đau, trị viêm,... cho cả phụ nữ và đàn ông.

Lý do chúng ta tin vào điều này: Một số cơn đau nhất thời ở phụ nữ là có thật, vì thế, các nhà sản xuất thuốc đã tận dụng điều này để sản xuất thuốc dành riêng cho nữ giới. Và những loại thuốc khá rẻ như thuốc giảm đau thắt lưng, giảm đau khi đến chu kỳ, giảm nhức đầu,... được bán rất nhiều và đã giúp các dược sỹ thu được lợi nhuận khổng lồ. Nhất là khi, trên bao bì của những loại thuốc này có ghi dòng chư: 'Dành cho ai muốn giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt'.

11. Kẹo 'chíp chíp' là dành cho trẻ em.

Sự thật: Thành phần của loại kẹo này chứa rất nhiều đường, bột, phẩm màu, và chẳng có chút hoa quả nào. Một sự dối trá khác với chíp chíp là những chiếc kẹo màu xanh - thực chất không phải hương táo, mà là hương dâu tây.


Lý do chúng ta tin vào điều này: Những chiếc kẹo này hoàn toàn không an toàn và hữu ích cho trẻ em. Chúng ta có thể mua chúng ở những siêu thị và cửa hàng tin cậy, nhưng nếu bạn mua kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ ở chợ thì các loại kẹo đó luôn chứa nhiều chất độc hại mà khó có thể lường tới.

Theo Tiin.vn