Đầu tư quảng cáo trên kênh thương mại điện tử (Amazon, Tmall, Ratuken), bán lẻ đa kênh (Walmart, Carrefour), và social commerce (Pinduoduo, TikTok) được dự đoán sẽ tăng 18,3% trên toàn cầu, tăng nhanh hơn 30 lần so với thị trường quảng cáo trực tuyến, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm 8,1% trước đó trong năm nay.
Chi tiêu quảng cáo cho thương mại điện tử tăng phản ánh sự tăng trưởng nhanh chóng của mua hàng trực tuyến. Theo WARC Data, người tiêu dùng sẽ chi thêm 183 tỷ USD để mua hàng trực tuyến trong năm nay, lý do đến từ COVID-19. Tổng doanh số thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng 30,4%, tương đương với giá trị trong khoảng 677 tỷ USD – 2,9 nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Nhiều thương hiệu đang “đổ xô” tận dụng quảng cáo mục tiêu (targeted advertising) trên các nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn ngay tại thời điểm mua hàng.
Alibaba được dự đoán sẽ kiếm được 23,5 tỷ USD từ việc bán inventory quảng cáo trên nền tảng thương mại điện tử của họ, và trở thành doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo lớn thứ 3 thế giới về doanh thu, chỉ đứng sau Alphabet và Facebook. Thu nhập quảng cáo của công ty này trên các trang thương mại điện tử như Taobao, Tmall và Lazada dự kiến sẽ tăng 6,6% năm nay, dù cho tốc độ tăng trưởng này chậm hơn so với nhiều đối thủ khác.
Ảnh: Quartz
Amazon trở thành công ty có doanh thu bán quảng cáo lớn thứ 4 thế giới, và là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm nay. Công ty này cho thấy việc kinh doanh quảng cáo của họ tăng hơn 4,5 lần so với Facebook và gấp 63 lần so với Alphabet trong nửa đầu năm 2020. Vì vậy, Amazon sẽ có khả năng kiếm được thêm 18,1 tỷ USD từ quảng cáo trong năm 2020, tăng 35,6% trong thời điểm thị trường quảng cáo internet đang tăng trưởng nhỏ giọt (+0,6%).
Trái lại, thu nhập từ quảng cáo của nền tảng social commerce Pinduoduo (Trung Quốc) dự kiến sẽ tăng vọt 33,8%, để đạt 5 tỷ USD, vượt xa đối thủ nội địa JD.com với 3,6 tỷ USD. Theo WARC, không có nền tảng thương mại điện tử nào sụt giảm doanh thu quảng cáo trong năm nay.
Doanh số bán hàng trực tuyến dự kiến tăng 30,4% để đạt 2,9 nghìn tỷ USD trong năm nay, theo Edge by Ascential. Tỷ lệ tăng trưởng nội địa nằm trong phạm vi từ +19% tại Anh, cho đến +22,1% tại Mỹ và Trung Quốc là +37,6%.
Tóm lại, doanh số của thương mại điện tử sẽ chiếm 88% tăng trưởng ngành bán lẻ toàn cầu năm 2020. Top 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới sẽ siết chặt sự chủ động của họ trên thị trường, thu về thêm tổng cộng 529 tỷ USD. Alibaba (+221 tỷ USD), Pinduoduo (+122 tỷ USD) và Amazon (+92 tỷ USD) chứng kiến tăng trưởng theo dự báo rõ nét nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát.
Trong khi đó, chi tiêu quảng cáo, đặc biệt trong lĩnh vực FMCG, đang chuyển hướng qua các kênh trực tuyến do sự chuyển đổi phức tạp của doanh số bán hàng trong đại dịch. Hơn 8% việc kinh doanh của Unilever được thực hiện trên kênh trực tuyến. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh số bán hàng trên kênh thương mại điện tử của thương hiệu này đã chiếm đến 71% doanh số của năm 2019 (tương đương với 2,3 tỷ USD).
Livestream đang tăng trưởng, chiếm 1/5 doanh số bán hàng thương mại điện tử của Trung Quốc, trong khi phương Tây còn đang “đủng đỉnh” đầu tư vào việc bán hàng trên mạng xã hội.
Livestream trên nền tảng thương mại điện tử đang bùng nổ tại Trung Quốc – dự kiến giá trị bán hàng sẽ tăng gấp đôi trong năm nay (tương đương 171 tỷ USD). Hình thức thương mại này chiếm 10,2% doanh số thương mại điện tử hiện nay, với mức thị phần được dự đoán sẽ chiếm 1/5 (20,3%, tương đương 421 tỷ USD) chỉ trong 2 năm tới.
Theo Yimian - một công ty nghiên cứu thị trường của Trung Quốc, chia sẻ rằng top 3 nền tảng livestream của quốc gia này là Taobao, TikTok và Kwai chiếm 2/3 doanh số bán hàng trên livestream (69,1%) trong năm 2020.
COVID-19 đã thúc đẩy việc mua bán trên livestream tăng trưởng. Có 3/10 (30%) người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn cho việc mua các sản phẩm trên livestream, và họ dự định sẽ duy trì việc này. Livestream commerce ước tính sẽ đạt 525 triệu người xem (audience), tương đương với 62,8% dân số online của Trung Quốc.
Ảnh: Internet
Tóm lại, theo ông James McDonald, Head of Data Content, WARC Data, và là tác giả của báo cáo: “Với việc đầu tư vào quảng cáo không tạo ra nhiều biến chuyển trên hầu hết các phương tiện truyền thông hậu COVID-19, thì các nền tảng thương mại điện tử (với sự thâm nhập mạnh mẽ) đã nắm được ngân sách để chứng minh hiệu quả quảng cáo trong bối cảnh kinh tế biến động”.
Global Ad Trends là báo cáo hàng tháng dựa trên dữ liệu của WARC về quảng cáo và truyền thông nhằm cung cấp góc nhìn tổng thể về sự phát triển toàn ngành tiếp thị. Báo cáo này là một phần của WARC Data, dịch vụ trực tuyến độc lập chuyên thu thập, tổng hợp, xác minh và đánh giá dữ liệu từ hơn 100 nguồn uy tín, trong đó có Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu, chuyên cung cấp tiêu chuẩn quảng cáo, dự báo, dữ liệu và xu hướng về đầu tư truyền thông và cách sử dụng).
Theo Hạnh Bạch
Nguồn: Brands Vietnam