7 thắc mắc phổ biến về bản quyền hình ảnh

7 thắc mắc phổ biến về bản quyền hình ảnh

19/04/2017 4056
Bạn luôn thoải mái sử dụng hình ảnh từ Google? Hay từng tự ý xóa watermark để dùng cho dự án của bạn? Nếu như bạn từng làm những hành động trên (hoặc những việc tương tự) thì bạn thực sự đã vi phạm luật bản quyền.

Tệ hơn nữa, dù bạn có thanh minh mình vô tội, hay không hiểu về luật bản quyền thì vẫn bị quy kết vi phạm luật. Cho dù bạn có gỡ bỏ hình ảnh thì chủ sở hữu bức hình vẫn quyền khởi kiện và yêu cầu xóa website của bạn thông qua luật DMCA.

 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp 7 thắc mắc thường gặp nhất về bản quyền hình ảnh và giúp bạn tránh khỏi vấn đề phức tạp này.

 

* Liệu tôi có thể sử dụng những hình ảnh từ Google?

Câu trả lời phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bức hình được lưu trữ trên những tên miền cộng đồng (Public Domain) hay thuộc giấy phép (license) Creative Commons, bạn có thể sử dụng hình ảnh đó. Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì việc bạn tải hình ảnh về sử dụng (mục đích cá nhân hay thương mại) đều bị coi là bất hợp pháp. Cho dù bạn có cắt và chỉnh sửa tấm hình thì bạn vẫn phạm pháp.

 

 

Bạn có thể lọc kết quả tìm kiếm trên Google bằng chức năng “Search Tools”, chọn loại giấy phép bạn cần từ danh sách “Usage Rights”. Hoặc bạn có thể trực tiếp tải hình từ những trang web với miền cộng đồng (Public Domain) hay hình ảnh thuộc giấy phép Creative Commons.

Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc của hình ảnh cũng như phân biệt các loại giấy phép rất phức tạp. Lời khuyên cho bạn? Hãy mua những hình ảnh có bản quyền từ các trang chuyên cung cấp hình ảnh (Hình ảnh miễn phí bản quyền royalty-free hiện đang là một lựa chọn phổ biến bởi giá thành hợp lý và chất lượng hình ảnh cao) để tránh khỏi những tình huống đau đầu có thể xảy ra.

 

* Liệu tôi có thể tự ý xóa watermark ra khỏi hình?

 

Việc bạn xóa bỏ (cắt) watermark ra khỏi bức hình được coi là cố tình vi phạm luật. Nếu người sở hữu bản quyền của bức ảnh quyết định kiện bạn, bạn thực sự gặp rắc rối. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, có rất nhiều cách để kiểm tra nguồn gốc của một bức hình cho dù bạn có đổi tên, thay đổi kích thước hay dùng phần mềm chỉnh sửa.

 

Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên tránh những việc phạm pháp không đáng có. Tốt nhất là bạn nên mua hình ảnh từ các trang uy tín để đảm bảo bản quyền hợp pháp (bạn sẽ nhận được các giấy phép sử dụng bản quyền hình ảnh có giá trị quốc tế) cho dù bạn có thể tiết kiệm được một chút chi phí ban đầu khi dùng hình trái phép.

 

* Liệu tải ảnh từ các trang miễn phí có an toàn?

 

Có rất nhiều trang web cho phép tải ảnh miễn phí mà không yêu cầu gắn bản quyền hình ảnh (image attribution) khi sử dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro nếu bạn sử dụng những hình ảnh miễn phí này vì phía trang web nhiều khi không phải là chủ sở hữu bản quyền.

 

Các trang web miễn phí này sẽ luôn nói rằng họ sẽ không bồi thường và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khiếu nại pháp lý nào.

 

Dưới đây là một số ví dụ về Điều khoản và Điều kiện của các trang web miễn phí (chúng tôi giữ nguyên bản tiếng Anh để bạn tiện tham khảo):

 

“You agree to indemnify and hold harmless [Free Provider 1] from and against any and all loss, expenses, damages, and costs, including without limitation…”

 

“By entering into this Agreement and using the Website, you agree that you shall defend, indemnify and hold [Free Provider 3] ... harmless from and against any and all claims, costs, damages, losses, liabilities and expenses (including attorneys’ fees and costs)...”

 

Hiểu đơn giản, những điều khoản này thông báo rằng các website cung cấp miễn phí không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khiếu nại hoặc thiệt hại khi sử dụng các nội dung trên trang web của họ.

 

Họ chỉ phân phối nội dung (và không chịu trách nhiệm pháp lý). Do đó, hãy cẩn thận.

 

* Liệu tôi có thể sử dụng những hình ảnh miễn phí bản quyền (Royalty-free) cho các sản phẩm thương mại không?

 

 

Bạn được phép in ấn hình ảnh Royalty-free trên những vật dụng hữu hình khi sử dụng giấy phép bản quyền tiêu chuẩn (Standard license) với một số lượng giới hạn (123RF cho phép in tối đa 500,000 bản) với điều kiện vật phẩm được in được tặng miễn phí (ví dụ những brochure phát miễn phí tại hội chợ).

 

Nếu vật phẩm đó được bán vì mục đích thương mại hoặc bạn cần in nhiều hơn số lượng tối đa nhà cung cấp cho cấp (như đã nói ở trên, 123RF cho phép in tối đa 500,000 bản), bạn phải mua giấy phép bản quyền mở rộng (extended license). Bạn có thể tìm hiểu thêm về giấy phép bản quyền mở rộng tại website của 123RF.

 

* Luật bản quyền có áp dụng cho các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, Pinterest) không?

 

Câu trả lời là có! Tuy khó tin nhưng tất cả chúng ta đều có quyền như một nhà xuất bản nội dung trên các trang mạng xã hội. Nội dung cho chính chúng ta cập nhật trên Facebook, tweet trên Twitter hoặc chia sẻ trên Pinterest đều được bảo vệ bản quyền.

 

Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể phải chịu trách nhiệm nếu bạn sử dụng hình ảnh mà người khác đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của họ! Bạn sẽ an toàn nếu không tự ý đăng lại nội dung thuộc bản quyền của người khác.

 

Một ví dụ nổi tiếng: Trong năm 2013, một nhiếp ảnh gia đã thắng kiện 1,2 triệu USD khi những bức ảnh được đăng trên tài khoảng Twitter của anh bị hai công ty truyền thông sử dụng mà không có sự đồng ý.

 

* Ai thực sự sở hữu bức hình này?

 

Có một vụ tranh chấp bản quyền rất nổi tiếng trên Internet vào năm 2011: Một chú khỉ chụp hình tự sướng bằng máy ảnh của một người thợ chụp hình. Wikimedia cũng đã đăng tải tấm hình gây tranh cãi này vào năm 2014.

 

David Slater, người sở hữu máy chụp hình, đã kiện và yêu cầu WikiMedia gỡ bỏ tấm hình vì cho rằng bản quyền hình ảnh thuộc về anh ta. Wikimedia từ chối đề nghị này với lý do bản quyền thuộc về người tạo ta bức ảnh, và trong trường hợp này là chú khỉ.

 

 

Bởi vì luật bản quyền chỉ áp dụng cho con người, Wikimedia sau đó đã lưu trữ bức hình trên tên miền cộng đồng và bất cứ ai cũng có quyền sử dụng. Quyết định này đã dẫn đến nhiều vụ kiện sau đó giữa Wikimedia và David Slater. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Wikimedia vẫn giữ nguyên hình ảnh trên hệ thống của họ.

 

Hiệp hội Bảo vệ Động vật (PETA) cũng đã đệ đơn kiện David Slater để bảo vệ bản quyền của bức ảnh, thay mặt cho chú khỉ Naruto - nhân vật chính trong hình.

 

* Liệu tác phẩm Mona Lisa có được bảo về bản quyền? Liệu có thể tạo ra các tác phẩm dựa trên Mona Lisa?

 

 

Đây là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci và cũng là một trong những tác phẩm được tái hiện lại nhiều nhất trên thế giới. Thậm chí Mona Lisa đã được nhân bản và tái hiện bởi chính các học trò của Leonardo da Vinci!

 

Mona Lisa là tác phẩm không cần xin phép bản quyền khi sử dụng vì Leonardo da Vinci đã sống trong thời kỳ trước khi luật bản quyền xuất hiện. Mặc dù luật bản quyền không áp dụng cho bức tranh, quyền tác giả vẫn thuộc về Leonardo da Vinci trong khi quyền sở hữu thuộc về chính phủ Pháp.

 

Ngày nay Mona Lisa được sử dụng rộng rãi trong in ấn và hình ảnh kỹ thuật số (nguyên bản và có sửa đổi nguyên bản). Có một điểm thú vị là, nếu bạn sáng tạo ra một tác phẩm (dựa trên nguyên tác Mona Lisa), nhưng có nhiều điểm khác biệt so với bản gốc thì bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền cho sự sáng tạo của mình!

 

Các tác phẩm đến từ các tác giả sau đây cũng được không bị ràng buộc bởi luật bản quyền:

 

  • William Shakespeare
  • Ludwig van Beethoven
  • Jane Austen
  • Lewis Carroll
  • Sir Arthur Conan Doyle
 

Jasmine Chee
* Nguồn: 123RF Copyright Guide